Để có thể lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp, nghề nghiệp mà bản thân yêu thích mà có thể thành công với nó không phải là một điều dễ dàng. Xác định được mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp các bạn đưa ra được các quyết định quan trọng khi chọn ngành để học. Sau đây, Đại học Online sẽ chia sẻ cho bạn 7 bước lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Xem thêm: 5 Quy tắc chọn ngành, chọn trường đại học phù hợp
1. Dành nhiều thời gian suy nghĩ để lựa chọn nghề nghiệp
Lựa chọn nghề nghiệp là việc vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng tới cả một đời người. Lựa chọn đúng nghề nghiệp, bạn sẽ có thu nhập bền vững, khẳng định được vị trí mình trong xã hội, đóng góp được công sức của mình cho xã hội … Chọn nghề nghiệp sai đem lại rất nhiều hệ lụy: thất nghiệp, lương thấp, và đặc biệt là bị đánh giá thấp hơn thực lực của bản thân. Vì vậy, với những việc quan trọng như thế này, các bạn nên dành thật nhiều thời gian suy nghĩ, tránh đưa ra những lựa chọn dựa trên ý thích nhất thời.
2. Loại bỏ những suy nghĩ sau khi chọn nghề nghiệp
“Làm nghề này đi đâu người ta cũng ngưỡng mộ”, “Ông A làm nghề này bây giờ mua nhà mua xe”, …. Để có thể lựa chọn nghề nghiệp hoàn hảo nhất với bản thân, bạn cần phải loại những suy nghĩ trên ra khỏi đầu. Mỗi người có một thế mạnh, không ai giống hệt ai cả. Hãy từ bỏ tư duy chạy theo đám đông mà hãy đưa ra lựa chọn tối ưu. Chỉ khi nào bạn tách được bản thân ra khỏi những suy nghĩ lối mòn, bạn mới có thể trở nên thông thái khi tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp.
3. Xác định bản thân phù hợp với nghề nghiệp nào
Lựa chọn công việc phù hợp trong tương lai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sở thích, điều kiện, xu hướng của thị trường việc làm, …. Hãy tận dụng bất cứ một cơ hội nào để làm những công việc liên quan đến công việc mà mình yêu thích. Từ đó, các bạn sẽ có được câu trả lời cho câu hỏi nghề nghiệp đó có phù hợp với khả năng, sở thích và tính cách của mình không.
Ví dụ như nghề báo chí yêu cầu rất nhiều tố chất. Bạn có thể bắt đầu từ những công việc viết lách, đưa thông tin, phỏng vấn, …. để xác định được khả năng của bản thân đến đâu, có thể đi xa trong nghề không.
Nếu như bạn vẫn chưa xác định được thật sự mình yêu thích công việc nào, hãy tham khảo ý kiến của những người đi trước trong ngành nghề, người thân trong gia đình để được đưa ra những lời khuyên bổ ích. Một kênh chia sẻ thông tin vô cùng hữu ích nữa đó chính là các hội thảo nghề nghiệp, hội chợ việc làm, … Tại đây, các bạn sẽ được nghe chia sẻ kinh nghiệm từ những chuyên gia trong ngành, từ đó có một cái nhìn tổng quan hơn về nghề nghiệp và thị trường việc làm.
4. Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Bạn lựa chọn công việc đó vì mục tiêu gì? Mục tiêu tài chính? Mục tiêu địa vị? Hay đơn giản là để thỏa mãn sở thích cá nhân. Trước khi lựa chọn công việc phù hợp, bạn cần phải xác định mục tiêu của mình là gì. Từ đó có thể lập kế hoạch cụ thể cho bản thân và tuân theo một cách chặt chẽ. Đó chính là nguyên tắc dẫn đến thành công trong cuộc sống.
5. Tìm hiểu thật kỹ về ngành nghề mà mình lựa chọn
Hãy tìm hiểu thật kỹ về những điều sau đây trước khi chọn ngành nghề:
– Tên nghề và những nghề nghiệp chuyên môn thường gặp trong nghề.
– Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của ngành nghề.
– Nhu cầu thị trường lao động đối với ngành nghề đó.
– Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
– Những nơi đào tạo ngành nghề từ hệ công nhân kỹ thuật cho đến bậc đại học.
– Đánh giá hướng phát triển của ngành nghề bạn muốn theo đuổi
– Học phí, học bổng.
– Bằng cấp và cơ hội học lên cao .
– Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo.
– Tìm hiểu các khối thi tuyển sinh đầu vào, điểm trúng tuyển của ngành nghề đó trong ba năm liên tiếp.
– Những nơi có thể làm việc sau khi học ngành nghề.
– Những chống chỉ định y học.
– Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, quá trình đào tạo của nhà trường.
– Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành nghề đó có việc làm, thành phần công việc, mức lương …
Những thông tin này bạn hoàn toàn có thể tham khảo trên các trang báo, diễn đàn hay website của trường. Đây là những nguồn thông tin hoàn toàn miễn phí mà bạn có thể tận dụng.
Tham khảo:
Chương trình đào tạo từ xa trường Đại học Kinh tế quốc dân
Chương trình đào tạo từ xa trường Đại học Mở
Chương trình đào tạo từ xa trường Đại học Thái Nguyên
6. Xác định năng lực học tập của bạn
Hãy đặt ra câu hỏi cho bản thân: Liệu mình có đủ năng lực để học ngành nghề này không? Bạn có thể tự trả lời bằng cách xem lại những thành tích học tập mà mình từng đạt được, sự bền bỉ và kiên trì của bản thân, … Biết rõ thực lực của mình sẽ giúp các bạn không chọn sai nghề nghiệp, không theo đuổi một cái đích mà bản thân không thể với được.
————