Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Nói nôm na, đây là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.
Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến, gồm: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Trong đó, hai ngành đang “hot” nhất hiện nay và trong tương lai đó là Kỹ thuật phần mềm và an toàn thông tin.
Công nghệ thông tin học những gì?
Tùy từng chuyên ngành mà sinh viên sẽ được học những giáo trình thú vị khác nhau. Nhưng tựu chung lại thì mọi sinh viên sẽ phải học những môn học cơ bản dưới đây:
– Kiến thức căn bản về máy tính
– Kiến thức căn bản về Công nghệ thông tin
– Các ngôn ngữ lập trình phổ biến đang được sử dụng hiện nay
– Quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm cũng như các ứng dụng Công nghệ thông tin theo xu hướng SMAC của thế giới. (SMAC: viết tắt của Social – Mạng xã hội, Mobility – Di động, Analytics – Phân tích dữ liệu, Cloud – Điện toán đám mây)
Và còn rất nhiều môn học khác nữa tùy theo phân ngành mà bạn lựa chọn.
Xem thêm: Đại học từ xa ngành công nghệ thông tin có những gì?
Tại sao nên học ngành Công nghệ thông tin?
Đây là ngành học năng động, sáng tạo
Môi trường làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin rất năng động. Nhân sự về IT đa số đều là những người trẻ, đầy tài năng và khát vọng, giúp bạn trở nên năng động dễ dàng phát huy được năng lực của bản thân.
Hơn nữa, trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay đòi hỏi các IT phải liên tục nâng cao tay nghề để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đồng nghĩa với việc bạn sẽ thường xuyên được thử thách khả năng sáng tạo và “chinh chiến” với các dòng code, ngôn ngữ lập trình… Điều này giúp các bạn có thể tự trau dồi chuyên môn, trở thành một nhân viên giỏi và chuyên nghiệp hơn.
Người học luôn được tiếp cận với nguồn tri thức mới
Khi làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, bạn sẽ được nắm bắt những kiến thức mới nhất, công nghệ hiện đại nhất, thúc đẩy bạn phát huy hết những tiềm năng và năng lực vốn có của bản thân. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi giúp bạn thể hiện tối đa tư duy sáng tạo của bản thân.
Xem thêm: Học Đại học từ xa ngành Công nghệ thông tin có ưu điểm gì?
Mức thu nhập hấp dẫn
Công nghệ thông tin là một trong những ngành có mức lương cạnh tranh nhất tại Việt Nam. Theo khảo sát của của JobStreet.com, ở tất cả các cấp bậc, lương ngành Công nghệ Thông tin đều nằm trong top 10 ngành có mức lương lý tưởng nhất tại nước ta.
Cơ hội việc làm cao, có thể kiểm tiền từ khi đang còn đi học
Trước làn sóng phát triển công nghệ số, mọi hoạt động trong cuộc sống (việc làm, giải trí, liên lạc…) giờ đây bỗng trở nên dễ dàng qua một chiếc laptop, smartphone… công nghệ thông tin trở thành ngành nghề “len lỏi” ở mọi nơi, mọi lĩnh vực. Nhiều doanh nghiệp trong nước luôn trong tình trạng thiếu nhân sự IT, liên tục có các đợt tuyển dụng lớn.
Xu thế phát triển ngành Công nghệ thông tin
Một số công nghệ, ứng dụng mới đã được thiết lập và triển khai vào thực tế, có thể kể đến như: internet of things – IoT (vạn vật kết nối hay internet vạn vật) là một hệ thống tương quan giữa các thiết bị máy tính, máy móc, thiết bị kỹ thuật số, các sự vật, động vật và cả con người, với điều kiện chúng có dấu hiệu nhận biết riêng biệt (unique identifiers – UIDs) và khả năng truyền đạt dữ liệu mà không phụ thuộc và sự tương tác của con người với máy tính hay giữa con người với nhau.
Ứng dụng của IoT giúp mọi người sống và làm việc thông minh cũng như kiểm soát tốt hơn cuộc sống của mình. IoT hướng tới mọi ngành, từ chăm sóc sức khỏe, tới kiểm soát tài chính, hoạt động kinh doanh, sản xuất,… Một vài xu hướng công nghệ khác được diễn giả đề cập và phân tích là: Big Data analytics, Blockchain technology.
Xem thêm: Công nghệ thông tin và 3 khó khăn thường gặp
Về thị trường công nghệ số tại Việt Nam, diễn giả Trần Văn Khoa cho rằng, các công ty công nghệ phần mềm đã chủ động hội nhập và nắm bắt kịp thời với các xu hướng công nghệ mới trên thế giới với tốc độ, số lượng và giá trị các giao dịch công nghệ, hợp đồng chuyển giao ngày càng tăng… Dự báo về nguồn nhân lực trong ngành CNTT, diễn giả nhận định, nhu cầu nhân lực của ngành rất đa dạng với nhiều vị trí làm việc, như: lập trình viên, phân tích và thiết kế hệ thống, kiểm định phần mềm, quản lý dự án, bảo mật thông tin, quản trị mạng,…
Ngoài ra còn các lĩnh vực có liên quan như: kỹ sư cầu nối, giảng dạy và nghiên cứu CNTT, chuyên gia tư vấn, bán hàng và tiếp thị,…
Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành công nghệ thông tin và những đánh giá về xu thế phát triển của ngành công nghệ thông tin trong tương lai. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học này.
Nếu bạn còn có những thắc mắc, có thể liên hệ với Đại học Online để được tư vấn tận tình!