Công nghệ thông tin là một công việc tuy mới mẻ nhưng không xa lạ gì với giới trẻ Việt Nam hiện nay. Dù xã hội luôn có những sự thay đổi, các ngành nghề khác luôn có sự biến động, bão hòa thì ngành lập trình viên luôn là một ngành luôn luôn giữ được nằm trong “TOP” sự quan tâm của giới trẻ.
Nếu bạn vẫn chưa rõ công nghệ thông tin là gì, bài viết này sẽ “điểm” lại một số lý do khiến bạn muốn đi học công nghệ thông tin ngay lập tức.
Học công nghệ thông tin giúp phát triển thời đại mới
Thật không khó để nhận ra, phần mềm chính là ông vua trong thời đại Digital 4.0. Ngày nay bởi sự có mặt của nó, đã khiến cho nhiều việc được xử lý dễ dàng hơn. Với thời đại công nghệ kỹ thuật số lên ngôi như hiện nay đã có sự ảnh hưởng phát triển không nhỏ trong nhiều ngành nghề trong xã hội, từ ngành công nghiệp giải trí phim ảnh, âm nhạc, đến cả các ngành đã định hình từ lâu như vận chuyển hay bán lẻ.

Công nghệ thông tin luôn nằm trong top 12 ngành nghề có nguồn thu nhập “khủng”
Nói không ngoa, khi bảo công nghệ thông tin luôn là ngành hot không chỉ vì thu nhập kiếm được mà còn do khan hiếm nhân lực cực kỳ trong thời đại số. Lập trình thuộc nhóm ngành cấp cao đòi hỏi phải qua đào tạo và có một quá trình học tập nghiêm túc, luôn học hỏi kỹ năng mới. Chính vì thế, mức lương của một lập trình viên khá hấp dẫn dù ở Việt Nam hay trên toàn thế giới.
Môi trường làm việc như mơ
Hãy nhìn vào tác phong ăn mặc của những người làm trong ngành công nghệ thông tin, hay một số nhân viên lập trình mới vào ngành. Bạn thấy đó, không có sự khác biệt nhiều, không có ngành nghề nào có một sự thoải mái trong trang phục như ngành này. Môi trường làm việc cần không gian sáng tạo nên bạn sẽ không thể nào tin được khi bước vào những trụ sở công ty phần mềm lớn tại Việt Nam hay ngoài nước.
Nơi làm việc luôn cung cấp các trang thiết bị giải trí cao cấp như thức ăn, đồ uống để sẵn sàng phục vụ các lập trình viên. Thậm chí tại Google, có sẵn phòng ngủ cho những người muốn làm việc qua đêm hoặc muốn nghỉ ngơi một giấc sau những giờ làm việc căng thẳng.
Dễ được “xuất ngoại” cao hơn các ngành khác
Đối với nhiều người nghĩ công việc lập trình là gắn liền với cái ghế, cái máy tính tại công ty. Những điều đó là không đúng nếu bạn đang là một trong những “key person” trong các dự án mà khách hàng lại là những đối tác nước ngoài quan trọng. Thế nên việc “phải” đi nước ngoài gần như là việc bắt buộc nếu bạn là nhân tố chủ chốt cho chiến dịch. Do vậy, nên bạn chỉ yêu thích quanh quẩn trong những dòng code thì phải suy nghĩ kỹ lại về vấn đề này trước khi có ý định theo ngành lập trình này.
Thêm nữa là khi chọn học ngành công nghệ thông tin, các bạn nên bổ sung một số vốn kiến thức ngoại ngữ nhất định để có thể tiếp xúc, trao đổi với những đối tác nước ngoài, cũng như bổ trợ cho việc học và thực hành.
Ngành nghề chưa bao giờ hết hot
Điều khiến công nghệ thông tin chưa bao giờ giảm nhiệt trong những năm gần đây đó là vì ngành này đang là ngành được xã hội đón nhận và giúp ích cho xu hướng phát triển của tương lai. Cuộc sống con người ngày càng hiện đại bao nhiêu thì con người càng cần công nghệ bấy nhiêu, thế nên những sản phẩm công nghệ cao luôn được đánh giá cao hơn những công nghệ cũ và lỗi thời. Dù là lĩnh vực nào đi nữa như an ninh quốc phòng, ngân hàng, viễn thông hay cả những ngành nghề bán lẻ, giao hàng bây giờ đều rất kỳ vọng và cần đến ứng dụng của công nghệ thông tin. Có thể nói công nghệ thông tin như một bộ móng của một căn nhà vậy, không thể thiếu và nếu nó phát triển vững chắc thì có thể cung cấp một nền tảng củng cố cho các ngành khác phát triển vượt trội và tiến xa hơn trong tương lai

Chính vì như vậy, nên nhu cầu nhân lực của ngành công nghệ thông tin trong tương lai chỉ có tăng cao chứ không có giảm. Theo định hướng tương lai 2022 cần đến 2.000.000 nhân lực theo học, thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Những điều đó lý giải vì sao Công nghệ thông tin vẫn luôn hot.
Tổng kết
Như vậy, trong bài chia sẻ này mình đã chia sẻ cho bạn những điều mà bạn nên biết sớm trước khi quyết định theo học ngành công nghệ thông tin rồi đó.
Chúc bạn đạt được mục tiêu của mình trước khi chọn ngành công nghệ thông tin.