Học điện tử viễn thông cần học thêm những gì? Ngành Điện tử viễn thông là ngành có sự phát triển vượt bậc trên thị trường kinh tế, vì thế việc đòi hỏi cử nhân sau khi ra trường có năng lực cao là điều quan trọng. Vậy học chuyên ngành này trên giảng đường rồi thì còn học thêm những gì để trau dồi kỹ năng. Hãy cùng Đại Học Online tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.
Học điện tử viễn thông cần học thêm những gì?
Điện tử viễn thông là một ngành kỹ thuật phức tạp và đa dạng lĩnh vực. Để thành công trong ngành này bạn cần phải thường xuyên trau dồi và những kỹ năng bổ ích. Dưới đây là một số lời khuyên về những gì mà bạn nên học thêm khi theo đuổi chuyên ngành này.
- Kiến thức cơ bản về điện tử: Tìm hiểu các khái niệm cơ bản như dòng điện, điện trở, điện áp và các luật điện tử là rất quan trọng.
- Lý thuyết và Thiết kế mạch điện tử: Hiểu về thiết kế và phân tích mạch điện tử, bao gồm việc sử dụng các phần mềm mô phỏng mạch và hiểu về các thành phần điện tử như transistor, IC, vi mạch, và vi xử lý.
- Kỹ năng lập trình: Có kiến thức và kỹ năng lập trình là rất hữu ích trong việc phát triển phần mềm và xử lý dữ liệu trong lĩnh vực điện tử viễn thông. Các ngôn ngữ lập trình phổ biến như C/C++, Python và MATLAB có thể được sử dụng trong công việc này.
- Kỹ thuật số và xử lý tín hiệu: Hiểu về các phép biến đổi Fourier, lọc tín hiệu, mẫu số hóa, giải mã và các kỹ thuật xử lý tín hiệu số khác là cần thiết để làm việc với tín hiệu điện tử viễn thông.
- Kỹ năng thực hành: Học cách thực hành thường xuyên giúp bạn nắm vững được lý thuyết cũng như khả năng áp dụng vào thực tế.
- Tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ: Ngành Điện tử viễn thông thường có nhiều tài liệu và thông tin của quốc tế, vì vậy kỹ năng tiếng Anh hay bất cứ ngoại ngữ nào cũng là một lợi thế.
Xem thêm: Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là gì? Có nên học điện tử viễn thông?
Các kiến thức cơ bản trong ngành Điện tử viễn thông
Chương trình đào tạo trình độ đại học của chuyên ngành Điện tử Viễn Thông được xây dựng theo tiêu chuẩn 4 năm. Các kiến thức cơ bản của ngành Điện tử Viễn thông mà các sinh viên khi mới vào học được tiếp xúc như:
Khối kiến thức giáo dục đại cương:
- Kiến thức về khoa học chính trị, xã hội và nhân văn, pháp luật, đạo đức, rèn luyện thể chất và giáo dục an ninh quốc phòng.
- Kiến thức cơ bản về toán học, vật lý và hóa học.
- Kiến thức về các vấn đề đương đại.
Khối kiến thức về cơ sở ngành:
- Kiến thức về kỹ thuật điện tử
- Kiến thức về tác động của các giải pháp kỹ thuật lên xã hội trong bối cảnh toàn cầu.
Khối kiến thức về chuyên ngành: Gồm các kiến thức về hệ thống, thành phần và quá trình trong lĩnh vực điện tử và viễn thông như.
- Toán Kỹ Thuật.
- Linh kiện điện tử
- Lý thuyết mạch.
- Lập trình căn bản về Điện tử.
- Kỹ thuật Vi xử lý.
- Lập trình hệ số
- Xử lý tín hiệu số,…
Ngoài ra các môn học sẽ còn đi kèm với những buổi thực hành thường xuyên, góp phần ghi nhớ được những lý thuyết kiến thức đã học.
Xem thêm: Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông khó xin việc không?
Những kỹ năng cần thiết trong ngành Điện tử viễn thông
Để thành công trong ngành Điện tử viễn thông, bạn cần trau dồi thêm những kỹ năng quan trọng để bổ trợ cho tương lai của mình khi theo đuổi ngành nghề này.
- Kỹ năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề: Điện tử viễn thông thường đòi hỏi khả năng phân tích tín hiệu và dữ liệu và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp. Có khả năng tư duy logic, phân tích sự cố và đưa ra giải pháp hiệu quả là rất quan trọng trong công việc.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Trong ngành Điện tử viễn thông, thường có những dự án lớn được thực hiện bởi nhóm. Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả và khả năng làm việc cộng tác là rất quan trọng để đạt được thành công trong công việc.
- Kỹ năng nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức: Ngành Điện tử viễn thông liên tục phát triển và tiến bộ, vì vậy việc có kỹ năng nghiên cứu, học tập liên tục và cập nhật kiến thức mới là cần thiết để theo kịp xu hướng công nghệ và đáp ứng yêu cầu của ngành.
- Kỹ năng lập trình: Đây là kỹ năng rất quan trọng trong ngành Điện tử viễn thông. Có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình như C/C++, Python, MATLAB, VHDL/Verilog,…
- Kiến thức chuyên môn: Bạn cần phải đảm bảo khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học để ứng dụng vào công việc thực tế.
Xem thêm: Đại học từ xa ngành Điện tử viễn thông
Trên đây là toàn bộ những thông tin của Đại Học Online, để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “học điện tử Viễn thông cần học thêm những gì?” Hy vọng, bài viết sẽ hỗ trợ các bạn đang tìm hiểu sâu về chuyên ngành này, từ đó lên được kế hoạch học tập thật tốt và đạt được thành tựu trong ngành nghề này sau khi ra trường.
Nếu như bạn đang quan tâm đến chương trình đại học từ xa của các trường đại học có chuyên ngành Điện tử viễn thông, hãy liên hệ ngay Đại học Online qua website: daihoconline.edu.vn hoặc số Hotline 033 7037 683, để được tư vấn chi tiết nhé.