Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam ngày càng tăng lên. Đâu là nguyên nhân của việc thanh niên Việt Nam không có việc làm? Và quan trọng hơn cả, đó là làm sao để không thất nghiệp? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam
Thất nghiệp tại Việt Nam được hiểu là những người không có việc làm, nhưng có ý chí và quyết tâm đi làm, có các hoạt động tìm kiếm việc làm và sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động trong thời gian tham chiếu. Trong những năm trở lại đây, vấn đề thất nghiệp tại Việt Nam đang dần tăng lên, tuy nhiên nếu so sánh với các quốc gia khác thì vẫn ở trong mức kiểm soát.
Kết quả TĐTDS&NO 2019 của Tổng cục Thống kê đã cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của người dân ở khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự khác biệt khá lớn. Việt Nam có tới 65,57% dân số cư trú ở khu vực nông thôn nhưng tỷ lệ thất nghiệp của khu vực nông thôn lại thấp hơn gần hai lần so với khu vực thành thị. Tỷ lệ thất nghiệp chung của người dân từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn chỉ có 1,64% (trong đó ở nam giới là 1,59%, ở nữ giới là 1,69%); trong khi đó ở thành thị, tỷ lệ này lên tới 2,93% (trong đó ở nam giới là 2,86%, còn ở nữ giới là 3,01%).
Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thuộc về nhóm lao động có trình độ cao đẳng (3,19%), tiếp đến là nhóm có trình độ đại học (2,61%). Nhóm có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn lại là những lao động trình độ thấp hơn như trung cấp (1,83%), sơ cấp (1,3%) và không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (1,99%).
Riêng đối với nhóm có trình độ trên đại học, do nhu cầu cao về trình độ chuyên môn trong thời kỳ đổi mới nên có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (chỉ 1,06%). Các số liệu cũng cho thấy, hầu như ở các trình độ chuyên môn kỹ thuật tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới luôn cao hơn so với nam giới, đặc biệt đối với nhóm lao động có trình độ sơ cấp (có tỷ lệ 4,57%).
Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. Trong đó có những nguyên nhân khách quan và cả những nguyên nhân chủ quan. Trong khuôn khổ bài viết này, Đại học Online xin đề cập đến những nguyên nhân chủ quan đến từ chính người lao động.
1. Lỗ hổng về kiến thức chuyên môn
Đây là nguyên nhân cơ bản nhất cũng như dễ thấy nhất dẫn đến tình trạng không có việc làm. Làm việc mà không có cơ sở, nền tảng kiến thức vững chắc về chuyên ngành cũng giống một cái cây hỏng rễ. Sớm hay muộn thì cái cây cũng sẽ thiếu dưỡng chất, héo úa và chết. Để có thể có một vị trí vững chắc trong thị trường việc làm thời đại hiện nay, kiến thức nền tảng là điều kiện cần. Hãy trau dồi kiến thức chuyên ngành thật vững chắc trước khi đảm nhận một công việc. Như vậy bạn mới có đi lâu, đi dài.
2. Thiếu bằng cấp
Có thể nói đến đây, rất nhiều bạn sẽ phản đối và cho rằng bằng cấp thời đại này không còn quan trọng, quan trọng là làm được việc. Điều này hoàn toàn đúng! Tuy nhiên hãy nhìn vào thực tế. Giữa một rừng thị trường lao động với những người có bằng cấp và những người không có bằng cấp, bạn nghĩ nhà tuyển dụng sẽ chọn ai bước vào vòng phỏng vấn? Bằng cấp chỉ là điều kiện cần, tuy nhiên là chưa đủ.
Đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng, khi chưa biết thông tin gì về người ứng tuyển, chắc chắn ứng viên với bằng cấp đại học, chứng chỉ sẽ gây ấn tượng hơn. Có bằng cấp không có nghĩa chắc chắn bạn sẽ có được công việc mong muốn, tuy nhiên nó sẽ là tiền đề, cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá thực lực và thuê bạn.
3. Thiếu kinh nghiệm làm việc
Đối với một số công việc ngành kỹ kinh tế, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực là vô cùng quan trọng. Một số người sẽ thắc mắc sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm? Môi trường đại học là môi trường lý tưởng cho các sinh viên phát triển bản thân, trải nghiệm thực tế để tích lũy kỹ năng, kiến thức cho bản thân trước khi bước vào thị trường lao động. Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giúp bạn tự tin đảm nhiệm những công việc mà công ty, doanh nghiệp yêu cầu.
4. Bản thân lười biếng và thiếu kỹ năng mềm:
Bên cạnh việc học tập kiến thức nền tảng, kỹ năng mềm cũng rất quan trọng khi đi làm. Đừng để đến lúc đi làm những kỹ năng cơ bản như word, excel, giao tiếp, thuyết trình cái gì cũng không biết. Trong thời buổi phát triển hiện nay, nếu những kỹ năng cơ bản mà không làm được thì bạn nắm chắc một tấm vé thất nghiệp!
Tất cả những nguyên nhân trên đều xuất phát từ một điều, đó là lười biếng. Lười học tập, lười tiếp xúc, lười thay đổi, lười giao lưu, …. Không có một thành quả nào đến mà không phải hy sinh, đầu tư. Nếu bạn lười biếng thì sẽ có người khác chăm thay bạn.
Làm sao để không thất nghiệp?
Từ những nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp, ta có thể rút ra được những phương pháp thay đổi bản thân, biến mình thành một con người mà xã hội cần. Như vậy thì bạn sẽ chẳng bao giờ lo về vấn đề không có việc làm:
- Hãy bổ sung những kiến thức cơ bản và nền tảng của chuyên ngành để hiểu rõ về ngành nghề mình theo đuổi. Điều này cũng giúp bạn có một định hướng rõ ràng về sau. Mà những thứ được lên kế hoạch bài bản sẽ có cơ hội thành công cao hơn. Chọn một ngành nghề phù hợp với bản thân và xu hướng của xã hội
Xem thêm: Không lo thất nghiệp khi học những ngành sau
- Có bằng cấp, chứng chỉ là một giải pháp an toàn. Đại học không phải là con đường duy nhất nhưng nó sẽ là con đường nhanh chóng và an toàn để dẫn tới thành công. Học đại học không những giúp các bạn có thêm được những kiến thức liên quan đến công việc mà còn giúp bạn phát triển kỹ năng mềm, phát huy những tiềm năng của bản thân.
- Vừa học, vừa làm để vừa có kiến thức, vừa có những kinh nghiệm cần thiết để hoàn thành công việc được giao phó. Hiện nay có rất nhiều hình thức đào tạo đại học dành cho người đi làm, các bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Vừa học vừa làm có được không? Đại học cho người đi làm
- Thay đổi bản thân, mỗi ngày hãy vẽ ra một mục tiêu để phát triển và quyết tâm hoàn thành nó. Ví dụ như lên kế hoạch trong ngày hôm nay sẽ phải đọc hết 20 trang sách, dành thời gian học tiếng anh, giao lưu bạn bè, … Khi bạn làm việc có kế hoạch, mọi thứ sẽ tiến triển nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều.
Tổng kết
Trên đây là những kiến thức Đại học Online muốn chia sẻ với bạn đọc về nguyên nhân cũng như làm sao để không thất nghiệp. Hy vọng bài viết đã đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích. Chúc bạn thành công!
————
Hãy liên hệ với Đại học Online để được tư vấn tận tình!