Đại học Online nhận được khá nhiều câu hỏi của các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường hỏi về kỹ năng khi đi xin việc. Bài viết dưới đây Đại học Online sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản giúp bạn có thêm kỹ năng khi đi xin việc. Hãy đọc đến hết cuối bài viết nhé phần hay thường ở cuối cùng.
Cách viết CV (Curriculum Vitae) chuẩn khi xin việc
- Thông tin cá nhân
Phần thông tin các nhân ứng viên nên ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Các thông tin này giúp nhà tuyển dụng liên hệ với ứng viên dễ hơn khi chúng tuyển. Lưu ý: Địa chỉ email nghiêm túc và email đó phải là email ứng viên thường xuyên sử dụng, chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, ảnh nhìn thấy rõ khuôn mặt. - Mục tiêu nghề nghiệp
Phần mục tiêu nghề nghiệp sẽ làm phần giới thiệu định hướng, mong muốn trên con đường phát triển của ứng viên. Các nhà tuyển dụng thường đánh giá khá cao những ứng viên biết nêu rõ kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Lưu ý mục tiêu có thể chia thành ngắn hạn và dài hạn. - Trình độ học vấn
Khi ghi trình độ học vấn ứng viên nên ghi ngắn gọn về quá trình học tập bao gồm thời điểm nhập học và tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành theo học, điểm trung bình (GPA). Lưu ý nếu ứng viên có làm nghiên cứu khoa học hay học một số khóa kỹ năng nâng cao, đào tạo nghiệp vụ hãy ghi thêm nếu có. - Kinh nghiệm làm việc
Trong phần kinh nghiệm làm việc ứng viên ghi lại những công việc mà bạn đã từng làm. Bạn đã đảm nhận những vị trí nào và trách nhiệm chuyên môn. Mô tả thành tựu bạn đã đạt được khi làm việc. Bên cạnh đó đưa ra những kinh nghiệm bạn đã rút ra được. Lưu ý hãy liệt kê công việc theo thứ tự từ trước đến hiện tại, đưa ra các chứng minh cụ thể cho thành thích và những gì bạn đạt được. - Hoạt động ngoại khoá
Nếu ứng viên là một sinh viên vừa mới ra trường hay chưa có nhiều kinh nghiệm khi đi làm thì hoạt động ngoại khoá khá quan trọng. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao ứng viên về sự năng nổ, tự tin, nhiệt tình, giàu lòng nhân ái. - Kỹ năng
Nhà tuyển dụng thường khá cao phần kỹ năng của ứng viên xem có phù hợp với vị trí mà ứng viên ứng cử. Lưu ý ghi thông tin đầy đủ của người tham chiếu gồm họ và tên, email, số điện thoại, chức vụ.
Những điều cần chuẩn bị trước khi gặp nhà tuyển dụng
Trang phục
Chuẩn bị trang phục nghiêm túc chứng tỏ ứng viên là một người lịch sự hiểu rõ văn hoá doanh nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng. Dù bạn là một người thích sự thoải mái không bị gò bó cũng không nên mặc quần jeans, áo phông tham gia buổi ứng tuyển. Vì ấn tượng đầu tiên sẽ quyết định thiện cảm của nhà tuyển dụng đối với ứng viên. Bên cạnh đó vào buổi ứng tuyển bạn nên đi đúng giờ để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình.
Thái độ tự tin và thẳng thắn
Thể hiện sự tự tin và thẳng thắn khi nói ứng viên hãy luôn nhìn thẳng vào mắt các nhà tuyển dụng. Khi trao đổi với nhà tuyển dụng không nên nói ấp úng hay úp mở. Bạn hãy chuẩn bị một tinh thần thoải mái. Ngoài ra ngôn ngữ cơ thể cũng là một trong những yếu tố giúp bạn có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Lưu ý ứng viên không được nói “tôi không biết” hay “tôi không làm được”.
Thông tin công ty
Ứng viên nên tìm hiểu trước về công ty ứng viên định ứng tuyển. Hãy ghi nhớ những thông tin cơ bản như: lĩnh vực hoạt động, tên công ty, …
Không nói những điều tiêu cực về công ty cũ
Một câu hỏi thường gặp của nhà tuyển dụng mà ứng viên thường gặp là “tại sao bạn lại nghỉ việc ở chỗ làm cũ”. Khi gặp phải câu hỏi này ứng viên không được trả lời bằng cách nói “xấu” đồng nghiệp hay xếp cũ của mình. Khi ứng viên nói vậy nhà tuyển dụng sẽ chắc chắn kết luận rằng nếu ứng viên nghỉ việc ở công ty thì cũng sẽ nói những điều tiêu cực về công ty. Thay vào đó ứng viên hãy nói những điều ứng viên không phù hợp ở công ty cũ và kết luận lại là muốn có một trải nghiệm và một thách thức mới hơn.
Tổng Kết