Trong bài viết phần trước, chúng ta đã điểm qua 5 công việc trong ngành tài chính ngân hàng. Trong phần 2 này, hãy cùng Đại học Online tìm hiểu thêm về những công việc trong ngành Tài chính ngân hàng nhé.
6. Chuyên viên phân tích tài chính
Đây là công việc mơ ước của rất nhiều học viên ngành Tài chính ngân hàng. Vai trò của chuyên viên phân tích tài chính là phân tích những xu hướng tài chính hiện tại, từ đó, dự báo được những biến động của tài chính ngân hàng trong tương lai. Đây là công việc vô cùng quan trọng cũng như có vai trò quyết định trong bộ máy tổ chức của ngân hàng.
Công việc của chuyên viên phân tích tài chính:
- Tìm kiếm, phát triển, chăm sóc khách hàng là các doanh nghiệp hoặc cá nhân
- Tham gia nghiên cứu và phát triển hệ thống thông tin quản trị cho ngân hàng
- Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng
- Tham gia vào các dự án phát triển hệ thống, quy hoạch thông tin, phát triển quy trình nghiệp vụ của khối Tài chính – Kế hoạch.
7. Nhân viên tín dụng tài chính ngân hàng
Đây là công việc chịu tương đối nhiều vất vả trong ngành tuy nhiên, số lượng người ứng tuyển thì chưa bao giờ có dấu hiệu giảm xuống. Đây là công việc mà rất nhiều bạn sinh viên ngành tài chính ngân hàng sau khi ra trường lựa chọn.
Công việc của một nhân viên tín dụng tài chính ngân hàng:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng muốn vay vốn, xác định hình thức vay vốn
- Giải thích, tư vấn cho khách hàng về hình thức vay vốn
- Nghiên cứu và đánh giá khả năng vay vốn của khách hàng
- Thực hiện hợp đồng vay vốn với khách hàng
- Lập báo cáo về vay vốn theo yêu cầu của cấp trên.
8. Telesales tại ngân hàng
Telesale là hình thức bán hàng qua điện thoại. Theo đó, bạn sẽ liên hệ trực tiếp với khách hàng, tìm ra những người có nhu cầu và khơi gợi nhu cầu. Từ đó có thể tối đa doanh thu cho khách hàng. Sản phẩm được bán chủ yếu ở đây là những khoản vay vốn, thẻ tín dụng, ….
Công việc của một Telesales tại ngân hàng:
- Tư vấn khách hàng có nhu cầu vay tín chấp qua điện thoại;
- Làm việc full time tại văn phòng Ngân hàng và có các bộ phận khác hỗ trợ thu nhận hồ sơ.
Những yêu cầu đối với Telesales:
- Có kỹ năng giao tiếp tốt
- Hiểu rõ về sản phẩm để có thể tư vấn cho khách hàng
- Sự kiên nhẫn vô cùng quan trọng. Vì không phải lúc nào, người phía bên kia đường dây cũng nói những lời dễ nghe. Một telesales giỏi cần phải thật sự kiên nhẫn với khách hàng của mình thì mới có thể phát triển lâu dài.
- Năng động và nhiệt huyết với ngành tài chính ngân hàng
- Biết ngôn ngữ là một lợi thế.
9. Chuyên viên tư vấn đầu tư
Chuyên viên tư vấn đầu tư tài chính ngân hàng là những người chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Người này cần phải thật sự hiểu rõ về thị trường tài chính, có nhiều kinh nghiệm thì mới có thể trở thành chuyên viên tư vấn, đưa ra những lời khuyên có lợi cho khách hàng. Chuyên viên tư vấn đầu tư giữ một vị trí quan trọng trong các công ty tư vấn, các quỹ đầu tư dự án hoặc các tổ chức về tài chính ngân hàng. Đây là công việc phổ biến và được đánh giá cao về năng lực chuyên môn tại nhiều nước trên thế giới.
Công việc của một chuyên viên tư vấn đầu tư:
- Thực hiện công tác bán hàng, tư vấn cung cấp những giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu khách hàng;
- Xây dựng tốt mối quan hệ trong ngân hàng, đồng thời phối hợp và hỗ trợ nhân viên ngân hàng để xác định các cơ hội bán hàng;
- Là người liên lạc chính tại chi nhánh để hỗ trợ các vấn đề liên quan đến chứng từ của hợp đồng, quy trình bồi thường và các dịch vụ khách hàng;
- Thực hiện báo cáo theo yêu cầu cho giám đốc.
10. Giao dịch viên
Giao dịch viên là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng tại ngân hàng. Nhiệm vụ của những giao dịch viên là hỗ trợ giải đáp thắc mắc, giúp đỡ khách hàng thực hiện những giao dịch, cung cấp dịch vụ mà khách hàng mong muốn. Vì là những người trực tiếp gặp khách hàng nên giao dịch viên cần phải có đủ kiến thức nghiệp vụ ngân hàng, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống trong những trường hợp cụ thể.
Công việc của những giao dịch viên tài chính ngân hàng:
- Thực hiện các giao dịch và dịch vụ liên quan đến tiền mặt và không liên quan đến tiền mặt; hỗ trợ bộ phận tính dụng, quản lý tiền mặt tại ATM/CDM;
- Quản lý quỹ nghiệp vụ tại các chi nhánh ngân hàng;
- Tiếp nhận giải quyết và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của khách hàng;
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ khi giao dịch với khách hàng;
- Tìm kiếm cơ hội giới thiệu khách hàng cho bộ phận khách hàng;
- Tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Xem thêm: Triển vọng phát triển của ngành tài chính ngân hàng. Học tài chính ngân hàng từ xa ở đâu?
Xem phần 1 tại: Những công việc trong ngành Tài chính ngân hàng (Phần 1)
————
Hãy liên hệ với Đại học Online để được tư vấn tận tình!
Địa chỉ: Số 20 Đông Quan, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 033 2077 196
Email: daihoconline.elearning@gmail.com