Thực trạng ngành xây dựng hiện nay luôn có nhiều biến động, tạo nên nhiều cơ hội và thách thức dành cho các cử nhân ngành này sau khi ra trường. Hãy cùng Đại Học Online tìm hiểu thực trạng ngành xây dựng qua bài viết dưới đây nhé.
Quy mô và phạm vi ngành xây dựng hiện nay
Ngành Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp quan trọng và đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam. Theo báo cáo thống kê Xây dựng Việt Nam năm 2020, tổng giá trị sản xuất xây dựng ước tính đạt khoảng 470,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm trước đó.
Phạm vi ngành xây dựng cũng phổ biến và đa dạng những lĩnh vực như:
- Xây dựng công trình dân dụng: Bao gồm xây dựng các công trình như chung cư, biệt thự, nhà phố, khu nhà ở, trường học, bệnh viện, khách sạn,..
- Xây dựng công trình công cộng: Bao gồm xây dựng cầu, đường, đập, hệ thống thoát nước, công viên, sân bay, ga tàu, bến cảng,…
- Xây dựng công trình công nghiệp: Bao gồm xây dựng nhà máy, nhà xưởng, nhà kho, khu chế xuất, khu công nghiệp,…
- Hệ thống giao thông: Bao gồm xây dựng và cải tạo hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, bao gồm cả cầu, đường hầm, sân bay,…
- Cơ sở hạ tầng: Bao gồm xây dựng và cải tạo hệ thống điện, hệ thống nước, hệ thống viễn thông, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải,…
Qua đó có thể cho thấy, khi các tân cử nhân ngành Xây dựng ra trường có thể đảm nhận được những vị trí công việc khác nhau như đã được Đại Học Online đề cập phía trên.
Xem thêm: Ngành kỹ thuật xây dựng là gì? Tổng quan ngành kỹ thuật xây dựng

Xu hướng phát triển của ngành Xây dựng hiện nay
Trong 6 tháng đầu năm 2023, ngành Xây dựng ở nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng với mức tăng 4,74% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là một con số vượt trội vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.
Đồng thời, tỷ lệ đô thị hóa trên toàn quốc đã đạt mức ước tính là 42%, đồng nghĩa với việc không ngừng gia tăng số lượng dân số sống trong các khu đô thị. Qua đó ngành Xây dựng vẫn phát triển không ngừng trong thời điểm hiện tại.
Xem thêm: Học phí ngành Kỹ thuật xây dựng năm 2023 là bao nhiêu?
Hiện nay, xu hướng phát triển của ngành Xây dựng tập trung xoay quanh những lĩnh vực sau:
- Xây dựng khu thương mại: Chi tiêu của người tiêu dùng ngày càng lớn và đó chính là động lực chính trong việc gia tăng số lượng những dự án xây dựng thương mại. Đồng thời, các nhà văn phòng, nhà kho và trung tâm thương mại điện tử cũng ngày càng phát triển.
- Xây dựng khu dân cư: Tình hình xây dựng nhà ở và hộ gia đình nhỏ lẻ cũng vẫn phát triển mạnh mẽ. Việc xây dựng khu dân cư bao gồm xây dựng các căn hộ, chung cư, nhà phố và các cơ sở hạ tầng liên quan như trường học, bệnh viện và công viên. Mục tiêu của xu hướng này là cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đáp ứng nhu cầu về nhà ở và tạo ra một môi trường sống an lành và tiện nghi.
- Xây dựng đường cao tốc: Xây dựng đường cao tốc bao gồm việc xây dựng các tuyến đường rộng, có tốc độ cao và thiết kế hiện đại, giúp giảm thiểu thời gian di chuyển và tăng cường an toàn giao thông. Điều này có tác động tích cực đến phát triển kinh tế, thúc đẩy thương mại và du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
- Xây dựng xanh: Bao gồm việc sử dụng các nguyên liệu và công nghệ thân thiện với môi trường, tối ưu hóa sử dụng năng lượng, tạo ra không gian xanh và thúc đẩy việc tái chế và xử lý chất thải. Mục tiêu của xu hướng này là giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tăng cường cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Xem thêm: Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra làm gì? Việc làm ngành xây dựng
Những khó khăn của ngành Xây dựng hiện nay
Mỗi ngành đều có những khó khăn riêng biệt mà ngành Xây dựng cũng không ngoại lệ, nắm bắt được những khó khăn này bạn sẽ không bị “sốc” khi tốt nghiệp ra trường.
Thiếu lao động ngành xây dựng có tay nghề cao
Một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành Xây dựng là sự thiếu hụt lao động có tay nghề cao. Việc đào tạo và phát triển nhân lực chất lượng cao trong ngành Xây dựng đòi hỏi thời gian rèn luyện và nguồn lực đáng kể.
Vì thế để bản thân có năng lực và kinh nghiệm tốt sau khi ra trường, bạn nên trau dồi bản thân hơn qua các khóa học và chăm chỉ thực hành các bài giảng trên lớp.

Xem thêm: Ngành Kỹ thuật xây dựng có dễ xin việc làm không?
Lạm phát trong chuỗi cung ứng
Hiện nay, việc tăng giá thành các vật liệu xây dựng như thép, xi măng, gỗ,… tăng giá nhiên liệu và vận chuyển, dẫn đến việc lạm phát trong chuỗi cung ứng trong ngành Xây dựng.
Điều này có thể làm tăng chi phí xây dựng và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Ngoài ra, lạm phát cũng có thể dẫn đến không chắc chắn về giá cả và khó khăn trong quản lý dự án.
Vì thế, bạn nên nắm chắc việc tính toán các vật liệu xây dựng khi còn học trên trường. Để tránh tình trạng sai sót hoặc “trôi theo” dòng lạm phát chi phí gây ảnh hưởng đến bản thân và doanh nghiệp bạn làm việc.
Xem thêm: Đại học từ xa ngành xây dựng
Trên đây là toàn bộ thông tin về Thực trạng ngành xây dựng hiện nay và những khó khăn của ngành xây dựng mà Đại Học Online cung cấp cho bạn tham khảo. Qua bài viết trên hy vọng bạn sẽ nắm được những khó khăn thực tế của ngành, từ đó trau dồi cho bản thân những năng lực và kiến thức sau khi tốt nghiệp.
Nếu bạn đang quan tâm đến chương trình đào tạo đại học từ xa ngành Xây dựng, có thể liên hệ đến Đại Học Online qua website: daihoconline.edu.vn hoặc số Hotline 033 703 7683 để được hỗ trợ và giải đáp chi tiết nhé.