Trong bối cảnh toàn cầu hóa và gia tăng dân số, nhu cầu nhân lực về Ngành Luật đang ngày càng tăng cao. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, tham gia vào một trong những bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, Nhà nước. Cùng Đại học Online tìm hiểu về ngành học này trong bài viết sau đây!
Ngành Luật là gì?
Ngành Luật là ngành học tập trung vào việc đào tạo các kiến thức chuyên sâu về hệ thống pháp luật. Cụ thể, hệ thống này bao hàm các quy phạm pháp luật được lập ra để điều chỉnh các loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung ở cùng lĩnh vực cụ thể trong đời sống xã hội. Tùy vào chuyên ngành đào tạo, người học sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn hóa, phù hợp với từng lĩnh vực pháp lý khác nhau.
Ngành Luật học những gì?
Chương trình học của ngành Luật sẽ bao gồm các môn học chuyên sâu như: Luật hình sự, Luật dân sự, tâm lý học, Luật quốc tế,… Những học phần này sẽ cung cấp kiến thức sâu rộng, rèn luyện tư duy logic, trau dồi khả năng phân tích và giải quyết vấn đề hiệu quả, từ đó giúp người học đáp ứng tốt nhu cầu thực tế của nghề.
Ngoài lý thuyết, khi học Luật, bạn còn sẽ được trang bị các kỹ năng quan trọng như: nghiên cứu, phân tích pháp luật; kỹ năng phân tích rủi ro pháp lý;… Không những vậy, bạn còn có cơ hội được thực tập, kiến tập tại các văn phòng luật, bộ phận pháp lý trong doanh nghiệp để có kinh nghiệm thực chiến, hoàn thiện bản thân và sẵn sàng bước vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.
Ngành Luật gồm những ngành nào?
Ngành Luật rộng lớn nhưng bên trong được chia thành các ngành với chuyên môn khác nhau. Sau khi học, bạn có thể lựa chọn một lĩnh vực phù hợp để theo đuổi và ứng tuyển. Sau đây là những ngành trong ngành Luật mà bạn nên tham khảo:
Luật Dân sự
Luật Dân sự là ngành chuyên đào tạo, cung cấp các kiến thức về luật dân sự như Luật Hôn nhân, Luật Tố tụng dân sự, Luật Thừa kế, hợp đồng dân sự và các vấn đề liên quan khác. Lĩnh vực này sẽ có các quy định pháp lý riêng biệt nhằm giải quyết các tranh chấp, đảm bảo sự công bằng trong việc xử lý và đưa ra quyết định cho mọi đối tượng.
Luật Kinh tế
Đây là ngành luật có sự kết hợp giữa Luật học và Kinh tế học (gồm thương mại, kinh tế). Theo đó, Luật Kinh tế bao hàm hệ thống các quy định pháp lý do Nhà nước Việt Nam ban hành và thừa nhận, nhằm mục đích giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình giao thương, kinh doanh, … giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Luật Thương mại
Luật Thương mại là một lĩnh vực pháp lý, chứa đựng tổng thể các định của pháp luật Việt Nam về hoạt động thương mại của thương nhân. Lĩnh vực này ra đời nhằm mục đích giải quyết các vấn đề, tranh chấp, kiện tụng,… phát sinh từ hoạt động thương mại.
Khi theo học chuyên ngành này, người học sẽ được đào tạo sâu hơn về Luật Hợp đồng thương mại quốc tế, Luật Hàng hải, tư pháp quốc tế,… Ngoài ra, bạn cũng sẽ được trau dồi thêm về kỹ năng giải quyết nghiệp vụ thuế, kiến thức về luật quốc tế, luật tố tụng,…
Luật Kinh doanh
Luật Kinh doanh là chuyên ngành giữ vai trò then chốt trong việc điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia vào thị trường. Nhân lực của chuyên ngành này được rất nhiều doanh nghiệp và công ty dành sự quan tâm và chiêu mộ.
Luật hình sự
Luật Hình sự sẽ trang bị cho người học những kiến thức pháp lý chuyên sâu, liên quan đến lĩnh vực tư pháp hình sự. Khi học chuyên ngành này, người học sẽ được rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ trong công tác đánh giá, điều tra, xử lý các vấn đề liên quan đến tội phạm
Một số ngành Luật khác
Ngoài các chuyên ngành trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số ngành khác như: Luật Tài chính, Luật Đất đai, Luật Hành chính, Luật Lao động, Luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Quốc tế, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Nhà nước. Đây cũng là một số chuyên ngành hấp dẫn được nhiều người lựa chọn
Cơ hội phát triển cho cử nhân ngành Luật
Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành Luật được đánh giá là một lĩnh vực tiềm năng, mang đến nhiều cơ hội việc làm và phát triển bền vững.
Theo số liệu từ Bộ Tư Pháp, Việt Nam hiện đang thiếu hụt khoảng 13.000 cán bộ pháp lý, gồm 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hàng viên, 300 thẩm tra viên,… Nhu cầu này được dự đoán sẽ càng tăng cao khi số lượng dân số, doanh nghiệp, tổ chức, … ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ cũng góp phần mở thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp cho nhân lực ngành Luật. Với tiềm năng to lớn ấy, Luật là ngành học mang đến nhiều hứa hẹn, cơ hội hấp dẫn, lộ trình thăng tiến tốt cho những ai đam mê, dốc lòng theo đuổi.
Học ngành Luật ra làm gì?
Có một lầm tưởng rằng: Học Luật ra chỉ làm Luật sư. Đây không hẳn là ý kiến sai, nhưng mà là chưa đầy đủ. Thực tế, sau khi tốt nghiệp ngành Luật, bạn có thể làm việc tại các công ty, văn phòng, cơ quan hoặc bộ phận có liên quan đến pháp lý. Có rất nhiều vị trí công việc khác nhau mà bạn có thể đảm nhận như: Công chứng viên, công tố viên, thư ký tòa án, chuyên viên pháp chế, kiểm sát viên,…
Ngành Luật lương bao nhiêu?
Kinh nghiệm | Mức lương |
Mới ra trường/ Chưa có kinh nghiệm | 4.000.000 – 6.000.000 VNĐ/ tháng |
Từ 3 năm trở lên | 10.000.000 – 12.000.000 VNĐ/ tháng |
Từ 5 năm trở lên | Trên 15.000.000 VNĐ/ tháng |
Lưu ý rằng, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Thực tế, mức lương của ngành Luật sẽ thay đổi dựa vào số năm kinh nghiệm, vị trí công việc, trình độ chuyên môn, quy môn công ty,… Do đó, bạn cần liên tục trau dồi bản thân, nâng cao kinh nghiệm để đạt được mức lương mong muốn khi theo đuổi ngành này nhé!
Điểm chuẩn ngành Luật mới nhất
Học Luật trường gì và điểm chuẩn ngành Luật là những thông tin được nhiều người quan tâm nhất. Để giúp bạn có thêm thông tin về nội dung này, sau đây Đại Học Online sẽ giới thiệu đến bạn các đơn vị đào tạo ngành Luật cũng như điểm chuẩn mới nhất năm 2023 nhé!
Khu vực | Trường đào tạo | Điểm chuẩn 2023 |
Miền Bắc | Đại học Luật Hà Nội (HLU | Xét tuyển điểm thi THPT: 21.5 – 26.63 điểm Xét tuyển điểm học bạ: 24.5 – 27.44 điểm |
Đại học Thương mại (TMU) | Xét tuyển điểm thi THPT: 25.7 điểm Xét tuyển điểm học bạ: 26 điểm Xét tuyển điểm ĐGNL ĐHQGHN: 18 điểm Xét tuyển điểm tư duy ĐHBKHN: 18 điểm | |
Học viện Hành chính Quốc gia (HCH) | Xét tuyển điểm thi THPT: 23.65 điểm | |
Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) | Xét tuyển điểm thi THPT: 26.6 điểm Xét tuyển điểm ĐGNL HCM: 20 điểm Xét tuyển điểm tư duy ĐHBKHN: 20 điểm | |
Đại học Mở Hà Nội (HOU) | Xét tuyển điểm thi THPT: 22.5 điểm | |
Đại học Ngoại thương (FTU) | Xét tuyển điểm thi THPT: 26.9 điểm Xét tuyển điểm ĐGNL ĐHQGHN: 27.8 điểm Xét tuyển điểm ĐGNL HCM: 27.8 điểm | |
Miền Trung | Đại học Cần Thơ (CTU) | Xét tuyển điểm thi THPT: 25.1 điểm Xét tuyển điểm học bạ: 26.75 điểm |
Đại học Luật – Đại học Huế (HUL) | Xét tuyển điểm thi THPT: 19 điểm Xét tuyển điểm học bạ: 21 điểm | |
Đại học Trà Vinh (TVU | Xét tuyển điểm thi THPT: 15 điểm Xét tuyển điểm học bạ: 18 điểm Xét tuyển điểm ĐGNL HCM: 500 điểm | |
Đại học Duy Tân (DTU) | Xét tuyển điểm thi THPT: 14 điểm Xét tuyển điểm học bạ: 18 điểm Xét tuyển điểm ĐGNL ĐHQGHN: 75 điểm Xét tuyển điểm ĐGNL HCM: 650 điểm | |
Đại học Nam Cần Thơ (DNC) | Xét tuyển điểm thi THPT: 15 điểm Xét tuyển điểm học bạ: 18 điểm | |
Đại học Vinh (TDV) | Xét tuyển điểm thi THPT: 19 điểm Xét tuyển điểm học bạ: 20 điểm Xét tuyển điểm ĐGNL ĐHQGHN: 18 điểm Xét tuyển điểm ĐGNL HCM: 18 điểm Xét tuyển điểm tư duy ĐHBKHN: 18 điểm | |
Đại học Kinh tế Đà Nẵng (DDQ) | Xét tuyển điểm thi THPT: 23.5 điểm Xét tuyển điểm học bạ: 27 điểm Xét tuyển điểm ĐGNL HCM: 800 điểm | |
Miền Nam | Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) | Xét tuyển điểm thi THPT: 26.2 điểm Xét tuyển điểm ĐGNL HCM: 807 điểm Xét tuyển điểm học bạ: 28.2 điểm |
Đại học Luật TP.HCM (HCMULAW) | Xét tuyển điểm thi THPT: 31.85 điểm Xét tuyển điểm ĐGNL HCM: 780 điểm Xét tuyển điểm học bạ: 35.75 điểm | |
Đại học Mở TP.HCM (HCMCOU) | Xét tuyển điểm thi THPT: 23.4 điểm | |
Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) | Xét tuyển điểm thi THPT: 18 điểm Xét tuyển điểm ĐGNL HCM: 600 điểm Xét tuyển điểm học bạ: 18 điểm | |
Đại học Công nghệ (ĐHCN) | Xét tuyển điểm thi THPT: 17 điểm Xét tuyển điểm ĐGNL HCM: 650 điểm Xét tuyển điểm học bạ: 18 điểm | |
Đại học Công nghiệp TP.HCM (IUH) | Xét tuyển điểm thi THPT: 23.75 điểm Xét tuyển điểm học bạ: 23 điểm Xét tuyển điểm ĐGNL HCM: 800 điểm |
Nên học ngành Luật trường nào?
Hiện nay, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thái Nguyên và Trường Đại học Mở Hà Nội là những đơn vị đào tạo ngành Luật uy tín tại Việt Nam. Đây là những trường đại học thuộc nhóm trường trọng điểm quốc gia, nổi tiếng với chất lượng giảng dạy tuyệt vời và đội ngũ giảng viên ưu tú. Đặc biệt, ngoài hình thức đào tạo chính quy, ba đơn vị này cũng đang triển khai đào tạo đại học từ xa, mang đến sự tiện lợi cho người học.
Với hình thức học đại học từ xa, bạn sẽ học trực tuyến thông qua các video. Do đó, bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian học, rút ngắn thời gian đào tạo nếu có năng lực, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại,… Không những vậy, bạn có thể tương tác với giảng viên, bạn cùng lớp thông qua email, nền tảng học tập trực tuyến. Đặc biệt, bằng tốt nghiệp hệ đại học từ xa có giá trị tương đương bằng đại học chính quy.
Đại học Online là đơn vị liên kết, tuyển sinh đại học từ xa uy tín tại Việt Nam. Đối với ngành Luật, chúng tôi hợp tác với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Mở Hà Nội, cam kết mang lại chất lượng đào tạo tuyệt vời, mang lại nhiều giá trị cho người học. Nếu bạn quan tâm, liên hệ ngay đến chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng nhất!