Trong bối cảnh thời đại 4.0 hiện nay, ngành Thương mại điện tử là một trong những ngành học “gây sốt”, được nhiều người quan tâm và theo học. Đây là ngành có cơ hội việc làm hấp dẫn, mức lương đáng mơ ước và nhiều cơ hội để thăng tiến, phát triển. Cùng Đại học Online tìm hiểu thêm về ngành học này trong bài viết sau!
Ngành thương mại điện tử là gì?
Ngành Thương mại điện tử (TMĐT) là một ngành học mới nổi tại Việt Nam, đào tạo ra những chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Thay vì tiếp cận theo hướng truyền thống, TMĐT chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hoạt động buôn bán, giúp tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận.
Đây là một ngành học được đánh giá là có tính ứng dụng cao, trang bị cho học viên kiến thức chuyên sâu về kinh tế, kinh doanh, marketing, công nghệ,… Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành TMĐT có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, miễn là có sự ứng dụng công nghệ vào kinh doanh. Hai hướng đi chính cho nhân lực TMĐT:
- Viết code, triển khai và quản lý các trang thương mại điện tử, website bán hàng.
- Ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào hoạt động kinh doanh như digital marketing, quản lý bán hàng, chăm sóc khách hàng, phân tích dữ liệu kinh doanh,…
Ngành thương mại điện tử học gì?
Khi theo học ngành Thương mại điện tử, bạn sẽ được trang bị các kiến thức về quản trị doanh nghiệp. Cụ thể, người học sẽ được đào tạo về lý thuyết chuyên môn, kỹ năng cần thiết để tổ chức, điều hành và quản trị doanh nghiệp qua các học phần như: Tổng quan thương mại điện tử, Quản trị dự án đầu tư, Quản trị quan hệ khách hàng,…
Bên cạnh đó, với tính chất kinh doanh theo hướng tiếp cận khác biết, ngành TMĐT sẽ tập trung để giúp người học biết cách vận dụng công nghệ vào kinh doanh hiện đại. Bạn sẽ được học về cách điều hành doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, Xây dựng và Triển khai ứng dụng TMĐT, chạy quảng cáo, xây dựng các kênh Marketing và bán hàng trực tuyến để thu hút khách hàng tiềm năng,…
3 Chuyên ngành trong thương mại điện tử
Ngành Thương mại điện tử là một ngành rộng, bên trong đó có 3 chuyên ngành chính để người học lựa chọn theo đuổi. Cụ thể, 3 chuyên ngành trong TMĐT gồm:
Chuyên ngành | Mô tả |
Quản trị TMĐT | Đào tạo các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về quản trị, cách sử dụng và vận hành mô hình kinh doanh điện tử. Học về mô hình B2C, B2B, Logistics. |
Kinh doanh trực tuyến | Đào tạo kiến thức chuyên sâu về kinh doanh trên nền tảng trực tuyến, giúp người học có thể thực hiện và đảm nhiệm tốt công việc kinh doanh diễn ra hoàn toàn trên môi trường Internet. |
Marketing trực tuyến | Giúp người học hiểu cách sử dụng các chiến lược, công cụ,… phục vụ cho hoạt động quảng bá thông tin, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thu hút khách hàng tiềm năng trên các nền tảng trực tuyến, gia tăng nhận thức thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. |
Đây chỉ là 3 chuyên ngành phổ biến, thường thấy tại các trường đào tạo ngành Thương mại điện tử. Trong thực tế, sẽ có sự khác biệt, tùy theo cách phân chia và tên gọi mà các trường đặt ra. Do đó, người học cần theo dõi kỹ các thông tin tại trường mình định theo học để có phương án, kế hoạch học tập, theo đuổi nghề nghiệp phù hợp.
Nhu cầu nhân lực ngành Thương mại điện tử
Kể từ sau “đỉnh điểm” của đại dịch COVID, ngành Thương mại điện tử tại Việt Nam nổi lên như một “điểm sáng” – thu hút sự quan tâm và thay đổi xu hướng mua hàng của người tiêu dùng. Nắm bắt được cơ hội này, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh, đầu tư vào việc kinh doanh online và gặt hái được nhiều thành công đáng mong đợi.
Chính sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT dẫn đến nhu cầu nhân lực cho ngành này ngày càng “sốt” hơn. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân TMĐT có rất nhiều sự lựa chọn về nghề nghiệp với mức thu nhập hấp dẫn. Vì vậy, theo từng năm, số lượng sinh viên theo đuổi ngành học này ngày một tăng cao.
Học thương mại điện tử ra làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử, bạn có thể làm việc ở vị trí Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty. Ở vị trí này, bạn có cơ hội thăng tiến vị trí Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E – Marketing.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử sức ở vị trí Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển Công nghệ thông tin. Ngoài ra, bạn cũng làm được tại vị trí Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, chịu trách nhiệm đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án CNTT liên quan lĩnh vực TMĐT, quản trị doanh nghiệp điện tử.
Không những vậy, với chuyên môn trong ngành, bạn cũng có khả năng trở thành cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng CNTT tại các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành. Thêm vào đó, công việc Giảng viên ngành TMĐT tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,… cũng là những vị trí đáng để cân nhắc.
Học Thương mại điện tử lương bao nhiêu?
Theo khảo sát từ các trang tuyển dụng việc làm uy tín tại Việt Nam, mức lương trung bình cho các vị trí trong ngành Thương mại điện tử dao động từ 8.000.000 – 20.000.000 VNĐ/ tháng, thay đổi theo vị trí, kinh nghiệm, năng lực,… Để giúp bạn có thêm thông tin, sau đây là mức lương tham khảo của ngành học này ở một số vị trí công việc phổ biến:
Vị trí | Mức lương tham khảo |
Quản lý dự án TMĐT | 15.000.000 – 20.000.000 VNĐ/ tháng |
Kỹ sư phát triển phần mềm TMĐT | 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng |
Chuyên gia tiếp thị TMĐT | 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng |
Chuyên viên chăm sóc khách hàng | 6.500.000 – 10.000.000 VNĐ/ tháng |
Chuyên viên SEO/ SEO content | 6.5000.000 – 13.000.000 VNĐ/tháng |
Mức điểm chuẩn ngành Thương mại điện tử mới nhất 2023
Là một trong những ngành học hot nhất hiện nay, số lượng đăng ký thi tuyển vào ngành Thương mại điện tử tại các trường Đại học/Cao đẳng có sự tăng cao mỗi năm. Do đó, mức điểm chuẩn ngành Thương mại điện tử và học Thương mại điện tử trường nào luôn là 2 chủ đề được nhiều người quan tâm nhất.
Sau đây, Đại học Online sẽ giới thiệu đến bạn đọc khung điểm chuẩn của ngành mới nhất năm 2023:
Khu vực | Trường | Điểm chuẩn 2023 |
Miền Bắc | Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1) | Xét học bạ: 29.25 Tốt nghiệp THPT: 25.12 (Toán >= 7.6; TTNV <= 3) |
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải | Đánh giá tư duy: 29 Tốt nghiệp THPT: 24.07 | |
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân | Tốt nghiệp THPT: 27.65 Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM: 23.28 | |
Đại Học Thương Mại | Học bạ: 27 Tốt nghiệp THPT: 26.7 Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội: 21 Đánh giá tư duy: 19 | |
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc) | Xét tuyển kết hợp: 26.76 Tốt nghiệp THPT: 26.2 Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM: 18.9 | |
Đại Học Điện Lực | Học bạ: 26 Tốt nghiệp THPT: 24 | |
Viện Đại Học Mở Hà Nội | Tốt nghiệp THPT: 25 (Điểm toán A0; Tiếng Anh A01, D0 từ 7.8) Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội: 18.45 | |
Đại Học Thăng Long | Tốt nghiệp THPT: 24.97 | |
Đại Học Dân Lập Phương Đông | Học bạ: 22 Tốt nghiệp THPT: 19 | |
Đại Học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội | Học bạ: 19 Tốt nghiệp THPT: 18 | |
Đại Học Đại Nam | Học bạ: 18 Tốt nghiệp THPT: 15 | |
Miền Trung | Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM: 850 Học bạ: 27.75 Tốt nghiệp THPT: 26.5 |
Đại Học Dân Lập Duy Tân | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM: 650 Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội: 75 Học bạ: 18 | |
Đại Học Đông Á | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM: 600 Học bạ: 18 | |
Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế | Tốt nghiệp THPT: 22 | |
Miền Nam | Đại học Kinh Tế – Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM: 892 Tiếng Anh; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM: 799 |
Đại Học Công Nghệ Thông Tin – Đại Học Quốc Gia TPHCM | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM: 860 | |
Đại Học Công Nghiệp TPHCM | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM: 810 Học bạ: 27 Tốt nghiệp THPT: 24.75 | |
Đại học Thủ Dầu Một | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM: 800 Học bạ: 27 | |
Đại Học Công Thương TPHCM | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM: 600 Học bạ: 23 Tốt nghiệp THPT: 23 | |
Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM: 600 Học bạ: 18 Tốt nghiệp THPT: 17 | |
Đại Học Nguyễn Tất Thành | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội: 70 Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM: 550 Tốt nghiệp THPT: 15 Điểm học bạ lớp 12: 6 | |
Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng | Xét học bạ; Điểm 5 học kỳ: 30 Xét học bạ; Điểm 3 năm học; Điểm tổ hợp 3 môn: 18 Tốt nghiệp THPT: 15 | |
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM | Học bạ: 28 Tốt nghiệp THPT: 23 Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM: 21.5 Học bạ (CLC Tiếng Việt): 27.75 Tốt nghiệp THPT: 27 Tốt nghiệp THPT (CLC Tiếng Việt): 25.75 | |
Đại Học Công Nghệ Thông Tin – Đại Học Quốc Gia TPHCM | Tốt nghiệp THPT: 25.8 | |
Đại Học Văn Hiến | Tốt nghiệp THPT: 23 Học bạ: 18 | |
Đại Học Quốc Tế Sài Gòn | Xét học bạ; Tổng điểm 3 môn tổ hợp: 18.5 Tốt nghiệp THPT: 17 Xét học bạ; Trung bình 5HK: 6 | |
Đại Học Dân Lập Văn Lang | Học bạ: 18 Tốt nghiệp THPT: 16 | |
Đại học Nam Cần Thơ | Học bạ: 18 Tốt nghiệp THPT: 15 | |
Đại học Công Nghệ TPHCM | Học bạ: 18 Tốt nghiệp THPT: 18 | |
Đại Học Gia Định | Học bạ: 16.5 Tốt nghiệp THPT: 15 | |
Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TPHCM | Tốt nghiệp THPT: 15 | |
Đại học Hùng Vương – TPHCM | Tốt nghiệp THPT: 15 |
Bảng trên đây cũng tổng hợp những địa chỉ đào tạo ngành Thương mại điện tử uy tín trên toàn quốc. Bên cạnh đó, hiện nay, có một số trường tuyển sinh ngành TMĐT theo hệ đào tạo từ xa, được nhiều người đang theo đuổi văn bằng 2, vừa học vừa làm, học đại học liên thông,… quan tâm và lựa chọn.
Với hình thức đào tạo này, bạn sẽ được học tập với hệ thống bài giảng trực tuyến, tương tác với giảng viên qua email và trò chuyện với bạn cùng lớp qua các nền tảng học tập hiện đại. Với chương trình học tập từ xa, người học có thể tiết kiệm thời gian, chi phí, linh hoạt sắp xếp thời gian học, rút ngắn lộ trình học,… Đặc biệt, bằng đại học từ xa có giá trị tương đương với bằng chính quy, mang đến cho người học cơ hội nghề nghiệp phong phú sau khi tốt nghiệp.
Câu hỏi thường gặp
Một số hình thức của ngành thương mại điện tử là gì?
Giao dịch trong ngành Thương mại điện tử gồm 3 hình thức phổ biến sau: Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B – Business to Business), Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C – Business to Customer/Consumer), Khách hàng tới Khách hàng (C2C – Customer to Customer).
Học thương mại điện tử làm việc ở đâu?
Sau khi tốt nghiệp ngành TMĐT, bạn có thể làm việc ở đa chức năng, đa lĩnh vực. Cụ thể, bạn có khả năng công tác tại các phòng ban Marketing, Kinh doanh, Kế hoạch tại các doanh nghiệp thương mại. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể công tác tại công ty tin học, công ty công nghệ thông tin thực hiện các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
Ngoài ra, bạn cũng đảm nhiệm tốt các vai trò trong trường Đại học/Cao đẳng, viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ, sở ban ngành có liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin.
Con gái có nên học thương mại điện tử không?
Có. Các bạn nữ hoàn toàn phù hợp để học TMĐT. Các công việc trong ngành này liên quan đến kinh doanh, buôn bán. Do đó, các bạn gái có thể thể hiện tốt bản thân với ưu điểm về trí tuệ và khả năng thấu cảm tốt. Theo thống kê, số lượng nữ giới theo học ngành TMĐT cao hơn nam giới.
Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành Thương mại điện tử. Hiện nay, Đại học Online đang liên kết với các trường đại học uy tín toàn quốc để tuyển sinh chương trình đại học từ xa đối với ngành TMĐT. Nếu bạn đang có nhu cầu quan tâm, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất nhé!