Thời gian làm việc: Thứ 2 - Sáng thứ 7
Search
Close this search box.

Kỹ thuật Điện tử Viễn Thông: Ngành học “hái ra tiền”

Nội dung bài viết

Trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Kỹ thuật Điện tử Viễn thông là ngành học đóng vai trò “mũi nhọn”, luôn trong tình trạng “khát” nhân lực. Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn trong các công ty trong và ngoài nước, kèm theo đó là mức thu nhập “đáng mơ ước”. Cùng Đại Học Online tìm hiểu chi tiết về ngành học này trong bài viết sau đây nhé!

Tham khảo thêm các ngành nghề thuộc nhóm ngành khoa học kỹ thuật: 

Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?

Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông được cấu thành bởi sự kết hợp vô cùng chặt chẽ giữa Điện tửViễn Thông. Trong đó, Điện tử giữ vai trò là “bộ não trung tâm” – tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển các ứng dụng linh kiện, mạch điện tử,… có khả năng điều khiển, xử lý và truyền tải tín hiệu điện. 

Mặt khác, Viễn thông chú trọng vào việc truyền tải tín hiệu, dữ liệu,… và quản lý thông tin từ điểm này sang điểm khác thông qua các phương tiện truyền dẫn như cáp quang, sóng vô tuyến,… Sự kết hợp hoàn hảo này tạo nên nền tảng cho sự phát triển của các thiết bị, hệ thống, ứng dụng công nghệ hiện đại,… thúc đẩy sự phát triển của toàn cầu.

kỹ thuật điện tử viễn thông là gì

 

Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông có vai trò thúc đẩy sự phát triển toàn cầu

Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học gì?

Khi theo học ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông, bạn sẽ trang bị những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực điện tử, nguyên lý truyền thông tin và được tiếp xúc với các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến. Chương trình đào tạo của ngành sẽ kéo dài từ 4 – 5 năm, chú trọng vào các ứng dụng thực tiễn, giúp người học có thể vận dụng tối đa kiến thức vào công việc thực tế.

Cụ thể, chương trình học của ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông sẽ đào tạo bài bản cho bạn về các lĩnh vực như: Mạng truyền số liệu, mạng không dây, kỹ thuật siêu cao tần và anten, hệ thống phát thanh truyền hình, … Song song với đó, bạn cũng sẽ được rèn luyện các kỹ năng về vận hành, bảo trì,  nâng cấp hệ thống, phát triển ứng dụng,…

Khi đã nắm vững các kiến thức nền tảng, người học sẽ được đi sâu vào từng lĩnh vực và tiếp thu một lượng kiến thức đặc thù rộng lớn, thú vị, song cũng đầy thách thức. Ba chuyên ngành nổi bật mà nhiều người lựa chọn là: 

      • Kỹ thuật điều khiển và tính năng tự động hóa

      • Hệ thống nhúng và IoT để tạo ra các thiết bị thông minh kết nối với Internet

      • Kỹ thuật điện tử – viễn thông

    Các lĩnh vực công việc của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

    Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông, cử nhân có rất nhiều cơ hội việc làm, phân bổ đa dạng thành nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến như là:

        • Thiết kế mạng viễn thông

      Đây là lĩnh vực then chốt trong việc xây dựng các hệ thống mạng máy tính cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, chính phủ và cả người dùng cá nhân. Khi làm trong lĩnh vực này, cử nhân sẽ chịu trách nhiệm trong việc thiết kế, triển khai, vận hành, bảo trì các hệ thống mạng, nhằm đảm bảo quá trình hoạt động được ổn định, hiệu quả.

      lĩnh vực công việc của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

       

      Thiết kế mạng viễn thông

          • Quản lý dự án viễn thông

        Khi làm việc trong lĩnh vực này, cử nhân Kỹ thuật Điện tử Viễn thông sẽ thực hiện vai trò là những nhà quản lý dự án. Cụ thể, bạn sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch chi tiết, xác định nguồn lực, tổ chức điểm phối và kiểm soát các hoạt động trong dự án Viễn thông. Đầu ra của công việc là phải đảm bảo dự án được hoàn thành theo đúng tiến độ, ngân sách và đảm bảo chất lượng.

            • Định vị dẫn đường

          Định vị dẫn đường là một lĩnh vực quan trọng trong ngành Hàng không và Hàng hải, mục đích là đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến bay và hành trình tàu biển. Theo đó, ở lĩnh vực này, bạn sẽ thực hiện việc phát triển, triển khai và duy trì các hệ thống định vị nhằm đảm bảo độ chính xác, ổn định của thông tin định vị, từ đó nâng cao hiệu quả và độ an toàn cho các phương tiện mục tiêu.

              • Điện tử y sinh

            Đây là lĩnh vực có sự kết hợp giữa công nghệ điện tử và y sinh học, giúp cải thiện tính chính xác trong hoạt động chẩn đoán, điều trị bệnh. Làm việc trong lĩnh vực này, kỹ sư điện tử y sinh sẽ nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng các thiết bị y tế điện tử như máy chụp X-quang, máy siêu âm,… giúp nâng cao chất lượng y tế.

            công việc của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

             

            Lĩnh vực Điện tử y sinh giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

                • Dữ liệu, âm thanh và hình ảnh

              Lĩnh vực này tập trung nghiên cứu các thiết bị nghe nhìn, thu âm, thu hình, xử lý âm thanh hình ảnh,… mang đến những trải nghiệm sống thú vị cho người dùng. Trong lĩnh vực này, bạn sẽ phải phát triển các thuật toán xử lý dữ liệu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc xử lý dữ liệu dưới dạng âm thanh, hình ảnh.

              Học điện tử viễn thông ra làm gì?

              Như đã nói, cơ hội việc làm cho ngành này là vô cùng đa dạng. Nhu cầu nhân lực trong ngành đặc biệt cao. Theo đó, không chỉ các công ty trong nước, bạn cũng có thể xin việc tại các công ty quốc tế nếu trau dồi thêm năng lực và khả năng ngoại ngữ. Một số công việc mà bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp Kỹ thuật Điện tử Viễn thông gồm:

                  • Kỹ sư thiết kế và tối ưu hệ thống mạng, quản trị mạng và vận hành các hệ thống mạng viễn thông phức tạp.

                  • Kỹ sư thiết kế và phát triển phần mềm cho các thiết bị thông minh như máy tính, robot, điện thoại di động, xe ô tô.

                  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo và vận hành các thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống đa phương tiện, cũng như hệ thống điện tử trong lĩnh vực hàng không và vũ trụ.

                  • Chuyên viên thiết kế và vận hành các hệ thống truyền dẫn, bảo trì tại các công ty sản xuất phần mềm thế giới di động và công ty điện tử viễn thông.

                  • Kỹ sư thiết kế vi mạch và kiểm thử vi mạch, cũng như làm việc trong lĩnh vực bán dẫn và các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.

                  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành và điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty sản xuất vi mạch và công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông.

                Tất cả những công việc trên đều đòi hỏi bạn phải sở hữu kiến thức chuyên sâu về phần cứng, phần mềm, các thiết bị điện tử. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ 5G cùng Internet of Things, vai trò của ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn Thông càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

                Mức lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

                Vị trí công việc Mức lương khởi điểm
                Kỹ sư thiết kế mạch viễn thông 10.000.000 – 30.000.000 VNĐ/ tháng
                Kỹ sư truyền thông mạng máy tính 8.000.000 – 15.000.000 VNĐ/ tháng
                Kỹ sư phần mềm viễn thông 10.000.000 – 25.000.000 VNĐ/ tháng
                Kỹ thuật viên hỗ trợ kỹ thuật 6.000.000 – 20.000.000 VNĐ/ tháng
                Quản lý dự án điện tử viễn thông 20.000.000 – 40.000.000 VNĐ/ tháng

                Lưu ý, đây chỉ là bảng lương mang tính tham khảo. Mức lương thực tế sẽ phụ thuộc vào trình động, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, tính chất công việc, quy mô công ty,… Do đó, để đạt được mức lương mong muốn, bạn cần liên tục trau dồi, rèn luyện để nâng cao năng lực và kinh nghiệm của bản thân.

                Điểm chuẩn ngành kỹ thuật điện tử viễn thông mới nhất 2023

                Là một trong những ngành đang “sốt” hiện nay, hàng năm, có rất nhiều lượt đăng ký để xét tuyển vào ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông tại các trường Đại học trên khắp cả nước. Để giúp bạn xác định và có thêm thông tin để tham khảo, sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp bảng điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông mới nhất 2023, kèm với đó sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc học Kỹ thuật Điện tử Viễn thông trường gì

                Khu vực Trường Điểm chuẩn 2023
                Hà Nội và các tỉnh miền Bắc Đại học Bách Khoa Hà Nội Điểm Đánh giá tư duy: 66.46 điểmĐiểm thi Tốt nghiệp THPT: 26.46 điểm
                Học viện Kỹ thuật mật mã Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 25.00 điểm
                Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 25.68 điểm
                Đại học Giao thông Vận tải Điểm Đánh giá tư duy: 55.41 điểmĐiểm thi Tốt nghiệp THPT: 24.46 điểm
                Đại học Công nghiệp Hà Nội Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 23.65 điểm
                Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 18.5 điểmXét tuyển học bạ: 24.5 điểm
                Đại học Mở Hà Nội Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 22.10 điểm
                Đại học Điện lực Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 22.75 điểm
                Đại học Hàng Hải Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 22 điểmXét tuyển kết hợp: 21 điểmXét tuyển học bạ: 23 điểm
                Đại học Sao Đỏ Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 17 điểmXét tuyển học bạ: 20 điểm
                Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 17 điểmXét tuyển học bạ: 20 điểm
                Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 22.7 điểm
                Miền Trung và Tây Nguyên  Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng: Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 24.05 điểmXét tuyển ĐGNL ĐHQG TP.HCM: 836 điểmXét tuyển học bạ: 27.41 điểm
                Đại học Quy Nhơn Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 15 điểm
                Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 16 điểm
                Đại học Vinh Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 17 điểmXét tuyển ĐGNL ĐHQG Hà Nội: 18 điểmXét tuyển học bạ: 22 điểm
                Đại học Khoa học, Đại học Huế Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 16 điểmXét tuyển học bạ: 19 điểm
                Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam Đại học Tôn Đức Thắng Xét tuyển học bạ: 29 điểmXét tuyển ĐGNL ĐHQG TP.HCM: 700 điểmĐiểm thi Tốt nghiệp THPT: 28.7 điểm
                Đại học Cần Thơ Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 22.15 điểmXét tuyển học bạ: 26.75 điểm
                Đại học Lạc Hồng Xét tuyển học bạ: 15.10 điểmXét tuyển ĐGNL ĐHQG TP.HCM: 600 điểmĐiểm thi Tốt nghiệp THPT: 18 điểm
                Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 22 điểmXét tuyển ĐGNL ĐHQG Hà Nội: 745 điểm (737 điểm đối với Chất lượng cao)
                Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM Xét tuyển kết hợp lấy điểm thi THPT: 66.59 điểmƯu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng: 81.4 điểm
                Đại học Công nghệ TP.HCM Xét tuyển học bạ: 18 điểmXét tuyển ĐGNL ĐHQG TP.HCM: 650 điểmĐiểm thi Tốt nghiệp THPT: 16 điểm
                Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 26.1 điểm (hệ đại trà), 23 điểm (CLC Tiếng Anh), 23.2 điểm (CLC Tiếng Việt), 22.3 điểm (CLC Việt Nhật)Xét tuyển học bạ: 23.75 điểm
                Đại học Công nghiệp TP.HCM Điểm thi Tốt nghiệp THPT: 20.75 điểmXét tuyển ĐGNL ĐHQG TP.HCM: 650 điểm

                Nên học kỹ thuật điện tử viễn thông ở đâu?

                Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Thái Nguyên là các đơn vị uy tín trong lĩnh vực giảng dạy, đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông. Đây là những trường thuộc nhóm trường trọng điểm quốc gia, sở hữu đội ngũ giảng viên ưu tú cùng chất lượng giảng dạy tuyệt vời. Bên cạnh hệ đào tạo chính quy, ba đơn vị này hiện đang triển khai hình thức đào tạo hệ đại học từ xa. 

                Với hình thức này, sinh viên sẽ học trực tuyến qua video, do đó, có thể thoải mái sắp xếp thời gian biểu sao cho phù hợp nhất, đồng thời tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, người học còn có thể trao đổi với giảng viên qua email, tương tác với bạn cùng lớp qua các nền tảng học tập trực tuyến không khác gì so với học chính quy. Bằng tốt nghiệp của hệ đại học từ xa có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy,

                Một số câu hỏi về ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

                Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông có học lập trình không? 

                Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông có học lập trình nhưng không đi sâu như Công nghệ thông tin. Cụ thể, chương trình học chỉ kết hợp lập trình và thiết kế phần cứng vi mạch để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, sẽ không cần thiết học quá sâu về phần lập trình.

                Con gái học điện tử viễn thông ra làm gì?

                Dù là lĩnh vực thiên về kỹ thuật, các bạn nữ vẫn có thể theo đuổi ngành kỹ thuật điện tử viễn thông. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm quản lý dự án viễn thông, kỹ sư thiết kế mạch điện tử, chuyên gia mạng viễn thông, kỹ sư truyền dẫn, điều khiển tự động.

                Ngoài ra, các bạn nữ cũng có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ hoặc công tác giảng dạy, đào tạo trong lĩnh vực này. Miễn là bạn có đủ đam mê và quyết tâm để theo nghề thì mọi thứ đều sẽ ổn!

                Có nên học điện tử viễn thông không?

                Có. Kỹ thuật Điện tử Viễn thông là một ngành cực kỳ hot hiện nay với nhu cầu nhân lực rất cao. Sau khi tốt nghiệp, nếu có năng lực tốt, bạn hoàn toàn có thể xin được việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước với mức lương lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng.

                Đại học Online là đơn vị liên kết với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Thái Nguyên và Trường Đại học Đại Nam trong công tác tuyển sinh hệ đại học từ xa cho ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông. Nếu bạn đang có nhu cầu quan tâm đến hình thức đào tạo này, liên hệ ngay đến chúng tôi để được tư vấn cụ thể và nhanh chóng nhất!

                Đại học Online đang tuyển sinh hệ đại học từ xa cho 8 trường lớn

                Đăng ký nhận tư vấn ngay nếu bạn quan tâm​

                Đại học Online đang tuyển sinh hệ đại học từ xa cho 7 trường lớn
                Đăng ký nhận tư vấn trực tiếp từ cán bộ tuyển sinh về chương trình học tại đây

                Thông tin liên hệ:

                • Địa chỉ: Số 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
                • Hotline: 033 703 7683
                • Email: daihoconline.elearning@gmail.com
                • Website: https://daihoconline.edu.vn/
                Picture of Nguyễn Thị Minh Thuyết

                Nguyễn Thị Minh Thuyết

                Là một chuyên viên tuyển sinh với bề dày gần 10 năm kinh nghiệm, chị Minh Thuyết là người trực tiếp chia sẻ thông tin và kiến thức quý báu từ trải nghiệm của mình cũng như có sự tham khảo của các chuyên gia trong ngành đào tạo từ xa online.

                Bài viết liên quan

                Logo Đại Nam
                Trường Đại học Đại Nam
                Nhận tư vấn miễn phí
                Để lại số điện thoại và chúng tôi sẽ
                gọi lại cho bạn trong ít phút
                Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên
                Nhận tư vấn miễn phí
                Để lại số điện thoại và chúng tôi sẽ
                gọi lại cho bạn trong ít phút

                Logo TUAF
                Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
                Nhận tư vấn miễn phí
                Để lại số điện thoại và chúng tôi sẽ
                gọi lại cho bạn trong ít phút
                Logo PTIT
                Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
                Nhận tư vấn miễn phí
                Để lại số điện thoại và chúng tôi sẽ
                gọi lại cho bạn trong ít phút

                Logo học viện tài chính
                Học viện Tài chính
                Nhận tư vấn miễn phí
                Để lại số điện thoại và chúng tôi sẽ
                gọi lại cho bạn trong ít phút
                Dh Thai Nguyen Logo 170620
                Đại học Thái Nguyên
                Nhận tư vấn miễn phí
                Để lại số điện thoại và chúng tôi sẽ
                gọi lại cho bạn trong ít phút
                Logo Đại học Mở Hà Nội
                Trường Đại học Mở Hà Nội
                Nhận tư vấn miễn phí
                Để lại số điện thoại và chúng tôi sẽ
                gọi lại cho bạn trong ít phút
                Đại học Kinh tế Quốc dân
                Nhận tư vấn miễn phí
                Để lại số điện thoại và chúng tôi sẽ
                gọi lại cho bạn trong ít phút